Giỏ hàng
22 tuổi, đi vay 1.000 đô để gây dựng sự nghiệp, điều gì đã giúp người phục vụ bàn trở thành nữ hoàng ngành bất động sản Mỹ?

22 tuổi, đi vay 1.000 đô để gây dựng sự nghiệp, điều gì đã giúp người phục vụ bàn trở thành nữ hoàng ngành bất động sản Mỹ?

19/04/2017 bình luận

Từ khoản vay vỏn vẹn 1.000 USD, Barbara Corcoran đã biến nó thành một tập đoàn kinh doanh bất động sản mang tên “The Corcoran Group”.

Năm 1973, khi mới 22 tuổi, Barbara Corcoran chỉ là một nữ phục vụ bàn ăn ở New Jersey. Sau đó, cô quyết định mượn 1.000 USD để bắt đầu mở một công ty bất động sản. Sau nhiều năm, “The Corcoran Group” đã trở thành một đế chế bất động sản và vào năm 2001, Corcoran đã nhượng lại công ty này để lấy số tiền 66 triệu USD. Đây quả là một thành tựu không phải ai cũng làm được, đặc biệt là một phụ nữ.

Barbara Corcoran hiện được cho là một trong những doanh nhân thành công nhất nước Mỹ. Bà là tác giả của cuốn sách best-seller “If You Don’t Have Big Breasts, Put Ribbons on Your Pigtails”. Hiện nay, bà là cố vấn bất động sản cho chương trình “Today Show” của đài NBC, nhà bình luận chính của tạp chí More và Redbook.

Ngoài ra, Barbara Corcoran là nữ giám khảo duy nhất và quyền lực trong chương trình thực tế nổi tiếng “Shark Tank” của đài ABC.


Những chia sẻ trong một bài phỏng vấn với Entrepreneur cách đây 2 năm của Barbara Corcoran vẫn truyền nhiều cảm hứng cho những người muốn khởi nghiệp và theo đuổi đam mê:

- Nếu được qua trở lại lúc bắt đầu, bà có muốn làm điều gì đó khác không?

- Khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi mới 22 tuổi. Tôi đang làm phục vụ bàn và gặp một người bạn trai, người nói rằng tôi có khiếu về kinh doanh bất động sản. Mặc dù rất thích công việc hiện tại nhưng tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng cho một sự thay đổi. Sau đó, tôi mượn bạn trai 1.000 USD và xây dựng một công ty bất động sản nhỏ. Nhờ những nỗ lực hết mình và sự hỗ trợ của nhiều người, tôi đã thành công và công ty ngày càng lớn mạnh hơn.

Sau những gì đã trải qua, tôi nhận ra, cơ hội luôn đến và đi rất nhanh. Nếu trước đây tôi không tin vào lời nói của một người lạ mà từ bỏ công việc của mình, có lẽ tôi đã không có ngày hôm nay. Mỗi quyết định trong kinh doanh của tôi đều rất nhanh chóng và chính xác mà không phải suy nghĩ nhiều. Tôi đã học được rằng không bao giờ để suy nghĩ bị cản trở.

Nếu được làm lại từ đầu, tôi ước mình sẽ thay đổi và quyết định sớm hơn.

- Bà có cho rằng bản thân có thứ gì đó như là một gen doanh nhân, thôi thúc bà tự phát triển kinh doanh hay không?

- Không, mọi người chỉ có thể thực sự biết được điều đó chỉ khi họ tận mắt thấy được sự thành công của chính bản thân. Thứ mà tôi có được chẳng qua chỉ là sự ngang bướng, cố chấp lờ đi những hậu quả bất lợi xảy ra nếu như thất bại. Trên thực tế, sự cố chấp lại chính là một động lực mạnh mẽ của bản thân bởi bạn sẽ chẳng biết sợ điều gì cả.

Đối với rất nhiều doanh nhân, đây lại chính là món quà quí giá duy nhất mà họ được tạo hóa ban tặng kể từ lúc sinh ra đời. Khi đã dấn thân vào ngành này đủ 10 năm, nhìn lại những sự kiện, quyết định liều mạng mà bản thân đưa ra, đấy mới là lúc bạn thấy sợ. Và từ đó trở đi mọi việc sẽ càng trở nên khó khăn phức tạp và đáng sợ hơn nhiều lần, bởi lúc này bạn đã nhận thức được rằng những thứ mình có thể mất đi nếu thất bại, đấy là còn chưa nói đến áp lực từ phía đối thủ kinh doanh của bạn.

Lúc này, bạn sẽ không còn là đứa trẻ luôn muốn khám phá, mạo hiểm với thế giới xung quanh nữa đồng thời cũng chẳng còn dám ôm đồm thử nghiệm quá nhiều thứ cùng một lúc.


- Bà đã học được những gì sau khi trải qua hàng loạt khó khăn?

- Những thử thách luôn xuất hiện trên con đường bạn đi. Chúng ở đó để nhấn chìm sự tự tin và tinh thần của bạn. Sẽ luôn có giải pháp nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy chúng. Tôi đã học được rằng, bạn phải học cách coi trở ngại như là cơ hội để thay đổi và phát triển.

- Bà có gặp khó khăn gì trong việc duy trì nếp văn hóa doanh nghiệp không?

- Tất nhiên là có. Một công ty càng lớn thì càng khó để giữ vững tính tiên phong sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào, bởi lúc này cơ cấu trong công ty sẽ bao gồm rất nhiều tầng lớp, nhiều đối tượng. Mỗi người có một tính cách và phong cách làm việc riêng. Có những người luôn cố gắng, cũng có người chỉ thích bàn lùi. Công ty càng lớn thì càng khó để đổi mới.

- Một trong những bài học quý giá nhất mà bà học được trong quá trình gây dựng sự nghiệp là gì thưa bà?

- Sáu năm trước, một nhà sản xuất đã hỏi tôi có muốn đầu tư vào một chương trình truyền hình mới có tên “Shark Tank” không. Tôi đã đồng ý ngay lập tức. Tôi ký hợp đồng ngay mà không cần phải đọc. Tôi mua ba bộ đồ thật đẹp, chuẩn bị hành lý và đặt chuyến bay đến Hollywood. Thế nhưng sau đó, nhà sản xuất gọi cho tôi là họ đã thuê người khác. Vô cùng chán nản, tôi email cho họ và nói rằng, sự từ chối của ông là một sự may mắn, đối với tôi trở lại chính là cơ hội, tôi muốn đến và cạnh tranh cho công việc. Kể từ sau đó, tôi đã trở thành giám khảo của một trong những chương trình truyền hình thành công nhất hiện nay.

Nhờ đó, bài học quý giá nhất mà tôi rút ra được chính là luôn nhiệt tình, tâm huyết và không bao giờ bỏ cuộc.

Khánh Hằng

Theo Trí thức trẻ/Entrepreneur



Bình luận

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
Nhận hàng trong vòng 1-3 ngày
CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO
Top 10 thương hiệu uy tín 2017
HỖ TRỢ 24/7
0915889363 Call - Zalo/FB/Viber
ĐỔI TRẢ DỄ DÀNG
Trả lại hàng nếu không ưng ý