Bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi và kéo dài đến sau khi bà mẹ sinh em bé.
Vậy tại sao khi mang thai phụ nữ thường dễ bị trĩ hơn so với bình thường?
Có nhiều lý do khiến cho bệnh trĩ tìm đến phụ nữ mang thai, có thể kể đến một số lý do như:
Khi mang thai, các tĩnh mạch ở âm hộ và tử cung giãn nở nhiều hơn so với bình thường, từ đó nó sẽ làm gia tăng sức ép lên vùng xương chậu và vùng tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, làm quá trình tuần hoàn máu ở những khu vực này trở nên khó khăn, khiến chúng sưng phồng lên, gây nguy cơ bị trĩ rất lớn.
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị trĩ
Trong thời gian mang thai, tiết tố progesterone tăng lên nhanh chóng khiến tĩnh mạch sưng phồng, kèm theo đó là nguy cơ bị táo bón cao hơn.
Ngoài ra, sức ép của bào thai lên vùng dưới và vùng hậu môn cũng là một lý do
Trong thời gian này, người mẹ thường được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, chất kẽm, chất sắt,... những “thủ phạm” khiến cho bà mẹ bị táo bón nặng hơn.
Một số phương pháp giúp bà mẹ phòng tránh nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai như sau:
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đủ rau xanh, chất xơ và cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, đi bơi, tập yoga,... đều rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ, hơn nữa lại giúp phòng chống bệnh trĩ rất hiệu quả.
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế, đặc biệt là không ngồi xổm trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Trong thời gian này, tốt nhất là chị em nên nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa lưng.
- Tránh nhịn đi vệ sinh và không nên ngồi lại nhà vệ sinh quá lâu, vì như vậy sẽ tăng sức ép lên trực tràng.
Khi chẳng may bà mẹ đã mắc phải bệnh trĩ, thì có thể áp dụng những phương pháp sau đây để hỗ trợ điều trị và giảm sự khó chịu cho bà mẹ:
- Khi bị táo bón hoặc khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh trĩ, bà mẹ sẽ cảm nhận được triệu chứng ngứa, rát ở hậu môn. Bà bầu nên tăng cường ăn những món ăn có công dụng nhuận tràng để giúp tăng cường sự vận động của hậu môn, tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
- Lâu lâu cần thay đổi tư thế nằm để tránh mỏi và giảm áp lực lên vùng bụng. Có thể sử dụng gối hoặc vật dụng nào đó để gác chân trong khoảng 30 phút một lần
- Khi đi vệ sinh xong, nên rửa sạch hậu môn bằng nước, tránh sử dụng giấy vệ sinh không đảm bảo, vì sẽ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn ở vùng hậu môn. Ngoài ra cũng nên lựa chọn những loại quần lót có chất liệu co dãn, thoáng mát.
- Ngâm mình trong nước ấm vừa, điều này sẽ giúp cơ thể bà mẹ được thư giãn và giảm cảm giác đau đớn, ngứa rát
- Khi cảm thấy vùng hậu môn bị sưng tấy và quá đau rát, có thể sử dụng một viên đá sạch và chườm quanh vùng hậu môn, điều này sẽ giúp giảm bớt phần nào cảm giác đau đớn.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Bệnh trĩ ở bà bầu khá nguy hiểm cho thai nhi, không nên chủ quan về căn bệnh này. Lượng phân tích tụ lâu trong hậu môn nếu không được đào thải ra ngoài có thể trào ngược lên trên và gây hại cho thai nhi.
Việc trĩ quá nặng cũng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ của chị em, chính vì vậy khi có biểu hiện của bệnh trĩ, bà mẹ nên điều trị ngay, tránh sảy ra những biến chứng không tốt về sau.
Tham khảo một số sản phẩm điều trị bệnh trĩ:
https://nhatquyen.com/products/vien-dan-dat-tri-chu-a-nhat-ban
https://nhatquyen.com/products/kem-boi-tri-cua-nhat-ban
Mua thuốc điều trị bệnh trĩ Nhật Bản tại đâu Hà Nội?
169 Hoa Bằng, Cầu Giấy